“Nguồn xịn là nguồn nặng”, câu nói này là một câu nói dân gian truyền miệng từ đời này qua đời khác, từ thợ này qua thợ khác, từ diễn đàn này qua diễn đàn khác. Cho tới khi viết bài này, rất nhiều người cũng đang truyền miệng cho nhau về câu nói trên, nhằm đánh giá “tiêu chí chất lượng” của một bộ nguồn PC. Vậy tại sao lại có sự truyền miệng như vậy?Đặt trong bối cảnh hợp lý, đó là bộ nguồn xịn thì sẽ được chế tạo bởi các linh kiện chất lượng cao, được thiết kế với platform tốt nhất, do đó nó sẽ nặng hơn các bộ nguồn có chất lượng kém hơn. Điều này có vẻ đúng, nhất là so sánh dựa trên những bộ nguồn có thiết kế PFC Passive trở đi. Nhưng trong thực tế, việc đánh giá một bộ nguồn bằng tiêu chí truyền miệng như vậy là không thực sự chính xác. Vậy nó không chính xác ở chỗ nào, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào bài viết ở bên dưới.
Với các bộ nguồn tiêu chuẩn cũ, nói gần hơn là các bộ nguồn được thiết kế với PFC Passive, khi công suất của bộ nguồn càng cao thì cuộn cảm PFC sẽ có kích thước lớn. Điều này dẫn tới cân nặng của một bộ nguồn sẽ cao hơn, người dùng lúc này không cần nhìn nhãn dán công suất cũng có thể đoán biết được con nào tốt hơn con nào. Do đó, một số người dùng dễ dãi đã bắt đầu “rỉ tai” nhau về việc phân biệt nguồn tốt và nguồn kém hơn thông qua cân nặng. Và đây là khái niệm mà rất dễ bị “dắt mũi” bởi mánh khóe của những nhà sản xuất chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà không hề quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Bởi những nhà sản xuất này họ dễ dàng tăng trọng lượng sản phẩm bằng nhiều cách như độn xi măng, nhét thêm sắt tạp vào cục nhựa cứng… nhằm tạo cho người dùng cảm giác “nguồn nặng là nguồn xịn”.Trên thực tế, các bộ nguồn thiết kế A.PFC hiện tại có cùng công suất với các bộ nguồn PFC Passive nhưng nhẹ hơn nhiều và chất lượng cũng tốt hơn. Các PSU hiện đại với hiệu suất cao (Gold, Platinum, Titanium) ngoài việc được thiết kế theo platform mới còn sử dụng các linh kiện có trị số cao và chất lượng. Điều này mang lại không gian trong PSU thoáng đãng hơn, đồng thời cũng nhẹ đi nhiều khi các heatsink nhôm tản nhiệt được sử dụng với mật độ ít hơn do nhiệt năng sinh ra giảm đáng kể.
Nhưng tại sao dòng PSU xịn sò kể trên đã xuất hiện khá lâu mà người dùng nhiều người vẫn nghĩ “nguồn nặng là nguồn tốt”?Các bộ nguồn chất lượng cao ngoài việc đáp ứng mức công suất cao thì còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn khác như độ ổn định điện áp, nhiễu cao tần (ripple) và khả năng Hold Up Time cũng như các chế độ bảo vệ khác. Do đó, ở những bộ nguồn này sẽ phải sử dụng linh kiện tốt hơn và nhiều hơn nên trọng lượng đương nhiên sẽ cao hơn một chút so với các sản phẩm phổ thông. Ngoài ra, mỗi nhà sản xuất bộ nguồn có cách thiết kế platform của từng loại sản phẩm mà họ bán trên thị trường, những bộ nguồn này cũng có điểm mạnh kĩ thuật khác nhau, do đó việc có trọng lượng khác nhau cũng là đương nhiên.
Vì vậy, quan điểm “nguồn càng nặng càng tốt” chỉ là một quan điểm mang tính chất vui mồm ở thời điểm hiện tại. Bởi để xác định một bộ nguồn tốt hay không tốt, ngoài việc mổ xẻ linh kiện bên trong để phân tích, còn phải kiểm thử thực tế thông qua việc test tải giả hoặc chí ít cũng phải đo mức công suất khi tải nặng bằng DMM.
Video
Hotline
Hotline: 0983359695
Tư vấn kỹ thuật & Hỗ Trợ bảo hành:
Mr An: 0904556836
Bảo Hành: 0981 567 962
Hotline: Mr Nam : 0983359695
Kinh Doanh phân phối:
Kinh Doanh bán lẻ & Linh kiện & Dự án & Hi-end PC:
Địa chỉ:
CS Hà Nội: 7 ngõ 348 Kim Giang - P.Đại Kim - Q.Hoàng Mai - Hà Nội;
CN HCM: Hẻm 310/35 Phạm Văn Chiêu - P9 - Quận Gò Vấp, TP HCM
Công ty TNHH Tin Học MBC. GPĐKKD SỐ: 0109346895 DO SỞ KHĐT TP. HÀ NỘI CẤP NGÀY 21/09/2020