Thông số sản phẩm
♦ CPU Threadripper thế hệ thứ 3 được mong chờ của AMD
♦ 24 nhân & 48 luồng
♦ Xung cơ bản: 3.8 GHz
♦ Xung tối đa (boost): 4.5 GHz
♦ Chạy tốt trên các mainboard socket sTRX4
♦ Phù hợp cho những nhà sáng tạo nội dung
☞ Bảo hành: 36 tháng
Giá bán: | 36.549.000 ₫ |
Để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi hệ lại ngay
Ryzen Threadripper thế hệ một và hai là những bộ vi xử lý ấn tượng với việc giải quyết được khối lượng công việc đa luồng tốt khi có số nhân vượt trội so với đối thủ Intel ở cùng mức giá. Tuy nhiên, trong một số ứng dụng, các vi xử lý này không đạt được quá nhiều hiệu năng mong muốn từ phía người dùng.
AMD muốn thay đổi điều này, và để tăng cường về mặt hiệu năng nhằm chiếm lĩnh ở phân khúc HEDT một cách tốt hơn. Hãng đã tiến hành cho việc ra mắt các bộ vi xử lý Threadripper thế hệ thứ ba. Trọng tâm là các vi xử lý Ryzen Threadripper 3970X và 3960X với lần lượt số nhân tương ứng là 32 và 24, điểm đặc biệt của các vi xử lý này đó chính là được trang bị kiến trúc Zen 2 mạnh mẽ, nhờ đó mà IPC tăng lên đáng kể và hiệu năng cũng tăng một cách nhanh chóng.
CPU AMD Ryzen Threadripper 3000 - thiết kế chiplet lên một tầm cao mới
Giống như dòng Ryzen 3000 thông thường, Ryzen Threadripper 3000 sử dụng thiết kế trong đó các bộ điều khiển bộ nhớ và (I / O) nằm trên một mạch riêng. Cuối cùng, ở mỗi mạch xử lý hay còn gọi là CCD với tám nhân được kết nối với nhau để tạo một một vi xử lý đa nhân.
Ưu điểm của việc này là bộ điều khiển bộ nhớ thống nhất với PCI Express mà tất cả các nhân đều có quyền truy cập như nhau. Bên cạnh kiến trúc Zen 2 và tiến trình 7nm, đây là thay đổi đáng kể nhất mang đến cho Ryzen Threadripper một diện mạo hoàn toàn mới so với thế hệ cũ.
Một nhược điểm khác của các thiết kế trước đây hiếm khi được đề cập là một phần đáng kể mức tiêu thụ năng lượng trong Infinity Fabric On- Pack (IFOP), nghĩa là giao tiếp giữa các CCD. Với Ryzen Threadripper 3000 và phương pháp thiết kế mới, điều này đã giảm 27%.
Kết quả trực tiếp của việc này là một phần nhỏ hơn của ngân sách năng lượng được dành cho giao tiếp nội bộ và có thể được sử dụng nhiều hơn cho những thứ như mức xung nhịp cao hơn. Nói cách khác, thiết kế mới không chỉ cung cấp hiệu năng bộ nhớ tốt hơn đáng kể mà còn cho phép các nhân xử lý hoạt động tốt hơn.
Ryzen Threadripper 3000 với I / O die có kích thước khổng lồ là 416 mm² và có 8,34 tỷ transitor. Về mặt thiết kế, nó giống hệt với dòng EPYC "Rome" mới nhất, nhưng thay vì được sản xuất dựa trên tiến trình Globalfoundries 14 nm, nó được sản xuất ở tiến trình 12nm.
Sản phẩm thấp hơn Ryzen Threadripper 3960X cũng có bốn cụm CCD, nhưng ở mỗi cụm CCD có 2 nhân bị vô hiệu hóa, dẫn tới nó cung cấp tổng cộng 24 nhân 48 luồng và bộ nhớ cache L3 128 MB. Mức xung nhịp cơ bản của sản phẩm tăng lên 3.8GHz trong khi xung nhịp Turbo tối đa vẫn ở mức 4.5GHz. Đồng thời cả hai vi xử lý hỗ trợ bộ nhớ bốn kênh DDR4 với mức xung nhịp hiệu dụng là 3200MHz.
Đặc biệt, ở dòng CPU AMD Ryzen Threadripper 3000 mới này có một sự thay đổi đáng kể, đó là TDP tăng đến 280 W. Điều này theo AMD cho biết, họ muốn tối đa hóa hiệu suất của bộ vi xử lý và do đó đặt TDP ở mức như vậy. Dẫn tới, AMD khuyên dùng sản phẩm với tản nhiệt AIO trở lên để tránh việc hệ thống làm việc quá nóng gây sụt giảm hiệu năng nghiêm trọng.
Với việc phát hành Ryzen Threadripper 3000, AMD hiện tại đã giành được ngôi vương trong cuộc chiến hiệu năng khi không có đối thủ thực sự ở cùng phân khúc, ngoại trừ dòng Xeon W-3175X 28 nhân của Intel. Ngoài ra, AMD cho rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến giành ngôi vương HEDT bởi sang năm, hãng sẽ phát hành dòng flagship cao cấp nhất là Ryzen Threadripper 3990X với 64 nhân và 128 luồng – một con số khủng khiếp trong khi TDP vẫn ở mức 280W.
Ryzen Threadripper 3000 yêu cầu một bo mạch chủ mới
Rất lâu trước khi ra mắt, làng công nghệ đã đồn đoán về việc liệu Ryzen Threadripper 3000 có tương thích ngược với các bo mạch chủ sử dụng socketTR4 (sTR4) hay không. Trên thực tế, điều này đã không xảy ra bởi AMD đã yêu cầu một bo mạch chủ sử dụng socket mới TRX4 (sTRX4) để chạy với Ryzen Threadripper 3000.
Mặc dù có cùng số chân pin trên socket như nhau, nhưng cách mỗi chân tiếp xúc (pin) được kết nối khác nhau. Lý do cho việc chuyển đổi theo AMD đó một kết nối được cải thiện rất nhiều giữa các bộ vi xử lý và chipset mới TRX40. Đồng thời, họ cũng cho biết về "điều chỉnh hướng tới và khả năng mở rộng"; nói cách khác, khả năng tương thích với ít nhất là dòng Ryzen Threadripper 4000 sẽ được mong đợi ở tương lai.
Theo truyền thống, các bộ vi xử lý của cả AMD và Intel đã được kết nối với chipset tương ứng có 4 kênh PCI Express 3.0 (4 GB / s), điều này khiến nó trở thành một nút cổ chai tiềm năng khi có nhiều thiết bị lưu trữ được kết nối với chipset. Ryzen Threadripper 3000 mới với socket STRX4 chiếm tới 8 kênh PCI Express 4.0 (16 GB / s), biến nút cổ chai ở trên thành dĩ vàng và đây có lẽ là điểm nhấn quan trọng để việc sử dụng các vi xử lý này phải dựa trên các bo mạch chủ mới nhất.
Mã SP: 001239
Mã SP: 001238
Mã SP: 001237
Mã SP: 001236
Mã SP: 001235
Mã SP: 001234
Mã SP: 001135
Mã SP: 001132
Mã SP: 001128
Video
Hotline
Hotline: 0983359695
Tư vấn kỹ thuật & Hỗ Trợ bảo hành:
Mr An: 0904556836
Bảo Hành: 0981 567 962
Hotline: Mr Nam : 0983359695
Kinh Doanh phân phối:
Kinh Doanh bán lẻ & Linh kiện & Dự án & Hi-end PC:
Địa chỉ:
CS Hà Nội: 7 ngõ 348 Kim Giang - P.Đại Kim - Q.Hoàng Mai - Hà Nội;
CN HCM: Hẻm 310/35 Phạm Văn Chiêu - P9 - Quận Gò Vấp, TP HCM
Công ty TNHH Tin Học MBC. GPĐKKD SỐ: 0109346895 DO SỞ KHĐT TP. HÀ NỘI CẤP NGÀY 21/09/2020